Cập nhật tiến độ thực hiện đường Vành đai 3 TP HCM ?

Sơ đồ các nút giao và chỗ ra vào cao tốc. Ảnh: Sở GTVT Hồ Chí Minh

Thông tin đường Vành đai 3 – TP HCM

Theo quy hoạch Đường vành đai 3 thiết kế theo quy mô, tiêu chuẩn đường cao tốc 6-8 làn xe, đường song hành tối thiểu 2 làn và được chia làm 4 đoạn gồm:

  • Đoạn 1, Tân Vạn – Nhơn Trạch (dài 26,3km đi qua địa phận Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM);
  • Đoạn 2, Mỹ Phước – Tân Vạn (dài 16,3km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương);
  • Đoạn 3, Bình Chuẩn – quốc lộ 22 (dài 17,5km đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM);
  • Đoạn 4, quốc lộ 22 – Bến Lức (dài 29,2km đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An).

Tuyến vành đai 3 TP.HCM có sáu nút giao liên thông hoàn chỉnh. Trong đó có bốn nút đầu tư mới là: Nút giao với đường Bến Lức – Long Thành; nút giao Tân Vạn; nút giao Bình Chuẩn; nút giao Tỉnh lộ 10. Hai nút bổ sung hạng mục: Nút giao với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Quy mô đầu tư gồm 4 làn xe cao tốc hạn chế; đường song hành mỗi bên từ 2-3 làn xe (bố trí không liên tục); phân chia thành 8 dự án thành phần và giao các địa phương tổ chức thực hiện. Các dự án thành phần sẽ được triển khai hoàn thành đồng bộ theo tiến độ chung của toàn dự án. Giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô giai đoạn hoàn thiện.

Nhu cầu sử dụng đất là khoảng 642,7 ha, trong đó đất trồng lúa 70,24 ha, đất nông nghiệp khác 103,52 ha, đất rừng sản xuất 16,82 ha, đất dân cư 64,1 ha, đất trồng cây lâu năm 229,62 ha và đất khác 158,4 ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư là khoảng 75.378 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó vốn ngân sách giai đoạn 2021-2025 là 61.056 tỉ đồng (ngân sách trung ương là 31.380 tỉ đồng; ngân sách địa phương là 29.676 tỉ đồng); vốn ngân sách giai đoạn 2026-2030 là 14.322 tỉ đồng (ngân sách trung ương là 7.361 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 6.961 tỉ đồng)

Hình thức đầu tư là đầu tư công, tiến độ thực hiện từ 2022-2027.

Phối cảnh nút giao Tân Vạn :

Đây là nút giao lớn, có tính chất phức tạp với tuyến đường sắt, cao tốc đi qua. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Đây là nút giao lớn, có tính chất phức tạp với tuyến đường sắt, cao tốc đi qua. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Phối cảnh nút giao Tân Vạn. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Phối cảnh nút giao Tân Vạn. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.

Tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3

(16/06/2022) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM.

(26/05/2022) UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM. Theo đó, UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM.

(25/04/2022) Kỳ hộp Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng thống nhất việc đầu tư và cam kết bảo đảm cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).

Vành đai 3 đoạn qua tỉnh BÌnh Dương dài khoảng 10,76km (đi qua địa bàn TP. Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một và TP. Thuận An).

(12/04/2022) Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi ký công văn khẩn đề nghị UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai báo cáo HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết thống nhất triển khai dự án vành đai 3.

Hiện HĐND tỉnh Long An và HĐND TP.HCM đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư và cam kết đảm bảo cân đối, bố trí vốn để đầu tư dự án. Việc sớm ban hành nghị quyết để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trước khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp trong tháng 5-2022.

(10/03/2022) Theo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 dài hơn 76km sẽ có gần 13km đoạn ở TP Thủ Đức đi trên cao.

Theo đó, đường vành đai 3 giai đoạn 1 dài hơn 76km sẽ có gần 13km (đoạn từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Tân Vạn thuộc TP Thủ Đức) đi trên cao. Các đoạn đi dưới thấp gồm đoạn đầu tuyến giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành đến đường tỉnh 25B, đoạn Bình Chuẩn – quốc lộ 22 – Bến Lức.

Theo UBND TP.HCM, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.377 tỉ đồng, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 41.589 tỉ đồng. Ở giai đoạn này dự án làm 4 làn cao tốc; đối với đường song hành hai bên qua khu đô thị, khu dân cư được làm từ 2 đến 3 làn và bố trí không liên tục.

Cũng ở giai đoạn 1, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần cho giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng từ 63m đến 74,5m, riêng một đoạn gần nút giao Tân Vạn (TP Thủ Đức) sẽ giải tỏa 120m để kết nối với cảng Long Bình.

Về mốc tiến độ, sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5-2022, dự án sẽ khởi công năm 2023, thông xe năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026. Do thời gian cấp bách, tờ trình cũng kiến nghị được áp dụng các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ.

(25/11/2021) Dự án 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3, tổng vốn 5.300 tỷ đồng, dự kiến khởi công quý 1/2022, giúp tăng kết nối TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Dự án 1A kết nối từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Vốn thực hiện công trình từ nguồn vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước.

Sơ đồ hướng tuyến Vành đai 3

Trước đó, công trình tính khởi công năm 2021, nhưng nhiều đầu việc cần được nhà tài trợ chấp thuận.

(21/04/2021) Tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có đoạn số 2 (Mỹ Phước – Tân Vạn – đây chính là 1 phần đường Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn) với chiều dài 16,3km được tỉnh Bình Dương bỏ vốn đầu tư đã hoàn thành xây dựng.

Hiện nay, dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, dài 8,7 km) đã được Bộ GT-VT phê duyệt báo cáo tiền khả thi với tổng mức đầu tư khoảng 5,3 ngàn tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng, trong đó riêng nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn Đồng Nai là hơn 1 ngàn tỷ đồng. Theo dự kiến, dự án thành phần 1A sẽ được khởi công trong quý III-2021.

Theo ông Diệp Bảo Tuấn (Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị được Bộ GT-VT giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư), đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng, Bộ GT-VT có thể cân đối được. Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện giải phóng mặt bằng cần có sự đóng góp của các địa phương.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *